wap tai game java android, tai game crack, game online tuyển chọn, tiện ích java cho điện thoại - WapGameViet.Net là trang Wap Tai Game Hay miễn phí cho điện thoại di động
Tai GoPet 132Game GoPet 132 - GoPet 132 Auto Click Top Game Hay Của Bạn
- Nhờ ai đó trong những người đeo bám lủng lẳng ở cửa lên xuống kéo thốc cái thân thể mũm mĩm của Miu quẳng lên tàu, cô bé mới lọt vào được trong toa tàu chợ "dành cho phụ nữ và trẻ em" này. Nhìn trong đám người lố nhố hỗn độn xung quanh không thấy mẹ đâu, Miu hoảng hốt gọi to: ;Mẹ, mẹ ơi!;. Không có tiếng thưa. Nghe tiếng tàu kéo còi, cô biết nó sắp rời ga, cô gọi lạc giọng, tiếng méo hẳn đi ;Mẹ! Mẹ ơi! Mẹ!;. ;Ơi, mẹ đây con!;.
- Cô bé nháy thật nhanh chỗ mi mắt gặt nước mắt lan xuống, nhìn về phía nơi có tiếng mẹ. Mẹ cô đang chui 1/2 thân qua cửa sổ toa tàu, đang được những cánh tay kéo vài. Cô bé cuống cuồng trèo hối hả lên những bao gạo chất cao hơn đầu người cô, nhào về ôm lấy cổ mẹ, òa khóc.Chao ôi là cái tuổi bám gấu váy mẹ. Đi đến một chốn xa lạ nào, hởi hơi mẹ ra là sợ lạc, sợ mất, giống như mẹ là một bà tiên bất mãn ở trần thế, hễ buông tay ra khỏi gấu áo là mẹ bay vụt lên trời. Sợ mẹ bỏ trốn khỏi mình, đi xin đứa bé khác về nuôi vì mình hư quá giống như lời mẹ vẫn doạ vào một cái ngày mình khóc nhè, ngang lẫy.
-Đâu có biết mẹ yêu mình biết bao, lạc mình mẹ hoảng loạn biết bao nhiêu.Khi con tàu đã chạy lắc lư, hai bao đỗ đã yên tâm để hai mẹ con ngồi đè lên, cô bé mới hết khóc tủi. Cô thủ thỉ:Khi nãy con tưởng lạc mẹ rồi! Con sợ tàu bỏ mẹ lại. Con sợ quá mẹ ạ.
-Con muốn nhảy xuống ga mà không được.Người mẹ vuốt ngược mái tóc ướt đẫm mồ hôi của con gái trong khi ngoài trời đang là đêm đông lạnh giá, lựa thế phẩy phẩy cái nón mà không đụng đến hành khách khác. Bà nói với con gái, giọng vỗ về: - Lạc răng (sao) được, con. Con ở mô mẹ ở đó mà.Sao lúc nãy mẹ đi đâu mà không lên cùng với con?Mẹ phải đưa được hai bao hàng lên trước đã chứ. Miu quên khuấy ngay chuyên lúc nãy, bắt qua chuyện hai bao hàng: Ta đem hắn ra Hà Nội bán à, mẹ? ừ.Lời nhiều không, mẹ? - ừ. Mẹ cũng không biết. Nhưng thế nào cũng có quần áo mới cho con mặc Tết. - A... Cô bé reo lên mừng rỡ. - Cả mẹ cũng có, cả bà cũng có nữa chứ, mẹ? - ừ, nhưng mẹ không thích mặc quần áo mới, ngứa lắm. - Hứ! - Miu chu mỏ, ý nói: Chán mẹ quá. Lại không thích mặc quần áo mới! - à, mẹ này. - Chi con? - Bán xong, có tiền lời mẹ nhớ mua cau tươi với rễ tươi cho bà nữa, mẹ nhá. - ừ, mẹ nhớ. - Mẹ cứ nói mẹ nhớ. Răng phiên chợ trước mẹ không mua cau tươi cho bà, lau nay con thấy bà toàn phải ăn cau khô với rễ khô, trầu úa vàng hoe. Bữa trước nhờ con đâm trầu, bà chép miệng nói ri nì "Ước chi có miếng cau tươi mà ăn một miếng trầu cho ra hồn, có chết ngay cũng sướng. Ăn cái thứ cau khô miền Nam ni, vừa cứng vừa lạt như nhai dái trâu". - Rứa à con - người mẹ chép miệng - Khổ thân bà. Bà lại cứ nói bà không thích ăn cau tươi, để tiền mua cá cho con. - Rứa à mẹ ? - Cô bé thấy nhớ bà, thôi không muốn nói chuyện nữa. Cô nhìn ra chút cửa sổ còn sót lại do đống bao gạo còn chừa ra, nghĩ lại xem trời tối như thế này thì ở nhà bà đang làm gì? Chắc bà đang gắp những cục than trộng trộng trong đống gộc vừa đốt sưởi cho vào trã đất, đút xuống gầm giường ngủ cho ấm.
-Chà, giờ mà được chui vô nách bà trên giường ấm sực hơi lửa ở nhà mà nghe bà kể chuyện ma nhát ông Nhương thì sướng.
- Ngồi ê đít trên bao đỗ xanh, cô bé cựa quậy, lại sực nhớ đến chuyện hai bao đỗ.Mẹ. Cái nhà mà bữa trước ta lên mua lạc đỗ, bác chủ nhà bị làm răng mà bụng bác to như cái trống rứa, mẹ? ừ, bác nớ bị bệnh cổ trướng con ạ. Chắc rồi không sống qua được Tết ni, khổ thân bác.Miu thở dài sống sượt, buồn: Còn bác trai thì bị gãy mất một cái răng mẹ ạ, khi bác cười con thấy. - Không phải gẫy mô con. Chỗ đó trước là cái răng bọc vàng, hết tiền thuốc thang cho bác gái, bác nớ phải tự đập gãy răng mình, bán lấy tiền chạy chữa cho vợ.
- Khổ, biết là không sống được mà vẫn cứ cố.Cô bé không nói chuyện nữa, đưa mắt sục sạo khắp mọi ngóc ngách toa tàu. Trên trần nhà có mấy ngọn điện tỏa xuống một thứ ánh sáng trông xấu xí, sáng tối, méo mó thế nào. Nói là toa "dành cho phụ nữ và trẻ em; nhưng phần lớn hành khách trong toa là thương binh và người đi buôn. Các chú thương binh mắc võng trên gác hành lý, nằm ngủ lắc lư kín dọc toa tàu. Ghế hành khách thì chất đầy các bao gạo, đỗ. Khách nằm, ngồi vạ vật trên những bao hàng ấy. Dọc toa treo lủng lẳng những buồng cau không xanh như cau bà ngoại mà quả tròn, to, đổ ứng, mãi sau này cô mới biết đó là một giống cau của miền Nam, gọi là cau lửa. Có một nhóm bốn chú bộ đội ngồi ở góc toa, các chú ngồi gục đầu, hai bàn tay ôm choàng lấy ba lô ngủ gà ngủ gật.
- Một chú có con búp bê to bằng em bé ngoài nửa thân trên khắp nắp ba lô, mở mắt tròn xoe,dang hai tay như đòi bế. Đây là điểm cô bé dừng mắt nhìn lâu nhất và thứ hai là những buồng cau lắc lư (cô nghĩ tới bà ngoại). Hai điểm này cô còn nhìn lại nhiều lần. Có vẻ như mẹ đã ngủ. Giật mình dậy thấy cô mở mắt nhìn thỏ lỏ trong đêm, mẹ giục: "Con nằm duỗi chân ra đây, gối đầu lên, lòng mẹ thế này này, thế, nhắm mắt lại ngủ đi. Còn đi tàu tha hồ lâu cho con nhìn".
- Lâu là mấy ngày, mẹ? - Cũng chưa biết chừng. Nghe mấy chú bộ đội đi từ Sài Gòn ra đây mất cả tuần rồi.
- Đó là chuyến tàu chợ của những năm đầu thập kỷ 80. Thời kỳ hậu chiến, miền Bắc thiếu gạo trầm trọng. Nhu yếu phẩm cũng thiếu. Ở miền Nam dồi dào hơn nhưng Nhà nước cấm tư nhân buôn bán gạo, thịt - nói chung là hàng hóa - từ vùng này qua vùng khác.
-Mà người ta vẫn cứ buôn - và nếu thuế vụ bắt được thì tịch thu hẳn, mất trắng. Mỗi người đi tàu chỉ được mang theo 20 kg hành lý - cho nên mẹ của Miu một chuyến đi buôn Quỳnh Lưu - Hà Nội chỉ dám buôn 40kg - san ra làm 2 bao, nói dối với nhân viên nhà ga;mỗi đùm có 10 cân thôi;. Vì được mẹ dặn trước nên Miu không cãi ;Ứ, hai chục cân chứ, mẹ!;.Đây có lẽ là chuyến tàu cuối cùng về đến Hà Nội rồi quay về ga xuất phát còn kịp Tết. Những chuyến sau, chắc hành khách phải ăn Tết trên tàu hoặc ở các ga đợi tàu.